Bảo vệ môi trường là một vấn đề nan giải được quan tâm nhiều nhất gần đây. Xu hướng tiêu dùng bền vững càng ngày càng được ưa chuộng bởi giới trẻ thông qua các hành động hạn chế sử dụng rác thải nhựa như ống hút, ly nhựa, túi nilon,… Mỗi ngành công nghiệp đều có những giải pháp riêng của mình, trong đó ngành công nghiệp thời trang cũng vậy. Faslink và nhiều doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thời trang tại Việt Nam luôn mong muốn cung cấp đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhưng vẫn thân thiện với môi trường qua những vật liệu vải “xanh”.
Cotton Chất Lượng Cao
Để sản xuất ra sợi cotton và dệt nên những tấm vải cotton thoáng mát, thuận tiện như ngày nay phải trải qua rất nhiều khâu sản xuất. Và dây chuyền “truyền thống” này được cho là đang đe dọa rất nhiều đến môi trường tự nhiên. Chính vì lẽ đó, Dự án Cotton Chất Lượng Cao ra đời, với mục đích cải thiện tối đa từ những bước sản xuất đầu tiên, để cho ra những sản phẩm đẹp, ý nghĩa, và phù hợp với mục đích cải tạo Trái Đất.

Faslink luôn lựa chọn những vật liệu vải thân thiện với môi trường trong tất cả các sản phẩm của mình
Linen
Linen, hay còn gọi là vải lanh được sử dụng từ rất lâu và vẫn còn được ưa chuộng đến tận ngày nay. Cây lan (flax plant), loại cây cho ra nguyên liệu chính để dệt vải lanh, được cho là giống cây dễ trồng, ít cần nước, không tiêu thụ nhiều hóa chất, thuốc trừ sâu và cũng không hại đất canh tác. Chất vải lanh ngoài ra còn có đặc điểm rất thông thoáng, dễ bay hơi, mỏng, mềm, phù hợp khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới,…
Len Wool
Len từ lông cừu được xem là một trong những chất liệu có lợi cho môi trường. Chúng có thể tái tạo dễ dàng, sử dụng bền chắc và phân hủy sinh học. Ngoài ra, quy trình sản xuất len wool từ lông cừu sẽ cô lập nhiều CO2 trong không khí, góp phần giảm thiểu ảnh hưởng mà loại khí này có thể mang lại cho quá trình nóng lên toàn cầu. Len wool có thể chống được cháy lẫn thấm nước, đây là điểm cộng khiến chúng được sử dụng lâu bền ở nhiều nước xứ lạnh.

Len Wool là một vật liệu an toàn cho môi trường
“Da” Dứa
“Da” thực vật và trái cây, được làm từ những nguyên liệu thải, đang bắt đầu nhận được sự chú ý từ cộng đồng thời trang. Một trong số đó có thể kể đến Piñatex, loại chất liệu làm từ những chiếc lá của cây dứa trồng tại Philippines. Quá trình sản xuất “da” từ lá này hoàn toàn không độc hại đến môi trường, khi chúng không cần quá nhiều nước và không sử dụng bất cứ hóa chất gây hại nào nào cho thiên nhiên. Ngoài ra, những chất thải của lá sau khi sản xuất cũng có thể được tái chế và sử dụng để làm phân bón, và khí hóa sinh. Hiện nay, chất liệu này đang được sử dụng để làm vải bọc ghế cho phòng khách sạn vegan đầu tiên tại London, thuộc khách sạn Hilton Bankside.
Lyocell
Hiện nay, thế giới bắt đầu nhận thức được tác hại của các loại sợi vải nhân tạo khi chúng khó phân hủy và thải ra các loại vi sợi (microfiber) trong quá trình giặt. Chính vì vậy, ngành công nghiệp thời trang bắt đầu tìm đến những chất liệu sợi vải tự nhiên. Chất liệu có thể thay thế đợi sợi vải nhân tạo là Lyocell sợi vải được sản xuất từ cellulose của bột gỗ. Loại vải này được sản xuất bởi thương hiệu Tencel thuộc một công ty Áo. Với Lyocell, sợi vải có thể phân hủy sinh học và quy trình sản xuất cũng không ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Trên đây là 5 loại vải thân thiện với môi trường hiện đang được các nhà sản xuất thời trang cân nhắc và sử dụng trong công việc sản xuất trang phục trong đó có Faslink. Faslink đồng hành cùng khách hàng trong công cuộc bảo vệ môi trường thông qua việc lựa chọn vật liệu trang phục thân thiện và chuẩn “xanh”.